Cảnh đẹp thế giới

Là 1 hướng dẫn viên, chúng ta phải tận tâm với nghề.

Cảnh đẹp thế giới

Hướng dẫn viên du lịch cần có những tác phong, chuẩn mực nhất định, đó là cả 1 quá trình luyện rèn

Cảnh đẹp thế giới

Khả năng ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp tốt là những tố chất không thể thiếu của 1 hướng dẫn viên.

Cảnh đẹp thế giới

Sự chính chắn và tính kế hoạch là nhân tố quyết định thành công của người hướng dẫn du lịch.

Cảnh đẹp thế giới

Nghề hướng dẫn viên có những đặc điểm lao động tiêu biểu, đòi hỏi phải được hình thành và hoàn thiện trong suốt thời gian hoạt động của hướng dẫn viên và không áp đặt theo 1 khuôn khổ nhất định.

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Thuật ngữ trong ngành du lịch - B


  1. Back office (hậu trường) - Các hoạt động trong một Hãng lữ hành không liên quan tới quan hệ mặt đối mặt với một khách hàng
  2. Baggage allowance (lượng hành lý cho phép) - Số hành lý tối đa mà một hành khách có thể đem theo khi làm thủ tục vào cửa trên một chuyến bay cụ thể nào đó. Phụ thuộc vào các khu vực IATA trên thế giới mà chỉ tiêu này có thể được tính theo số kiện hoặc số cân (kg).
  3. Boarding pass (thẻ lên máy bay) - Cấp cho hành khách đi máy bay sau khi làm thủ tục vào cửa tại sân bay. Thẻ lên máy bay cung cấp các thông tin chi tiết về số ghế hành khách và cửa ra máy bay.
  4. Booking file (hồ sơ đặt chỗ) - Yêu cầu đặt chỗ của khách hàng trên hệ thống đặt giữ chỗ trên máy tính (CRS/GDS) ghi lại toàn bộ thông tin chi tiết về hành trình.
  5. Brochure (tài liệu giới thiệu) - Một cuốn sách in nhỏ trong đó có lời giới thiệu và ảnh minh họa về các điểm đến và sản phẩm, được thiết kế nhằm cung cấp cho các khách hàng tiềm năng các thông tin về đặc điểm và lợi ích khi sử dụng sản phẩm tour du lịch của Hãng du lịch và nhằm thiết lập hoạt động bán hàng
  6. Bus schedule - Lịch cung cấp dịch vụ chuyên chở của một công ty xe buýt – số ngày và thời 
    gian hoạt động, điểm xuất phát, tuyến xe chạy và điểm đến.
Sưu tầm

Thuật ngữ trong ngành du lịch - A


  1. Account payable (tiền phải trả) - Một sổ cái theo dõi các số tiền phải trả sẽ ghi lại các khoản tiền Công ty bạn đến hạn phải thanh toán, đã thanh toán hoặc còn nợ các Công ty cung cấp
  2. Account receivable (tiền phải thu) - Một sổ cái theo dõi các số tiền phải thu sẽ ghi lại các khoản tiền khách hàng đến hạn phải thanh toán, đã thanh toán hoặc còn nợ Hãng của bạn
  3. Airline route map/Airline rout network (sơ đồ tuyến bay/mạng đường bay) - Sơ đồ bao trùm toàn bộ các khu vực một hãng hàng không bay tới
  4. Airline schedule (lịch bay) - Lịch trình các chuyến bay của một hãng hàng không cụ thể - số ngày và thời gian bay, điểm xuất phát, tuyến bay, điểm dừng (quá cảnh) và điểm đến
  5. Amendment fee (phí sửa đổi) - Các mức phí do hãng hàng không, đại lý du lịch, Hãng lữ hành thu của khách hàng khi khách thay đổi hành trình bay.
  6. ASEAN - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Các quốc gia thành viên là: Brunei, Cambodia, Indonesia, Lao, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thailand, Vietnam
  7. Availability (còn để bán) - Sản phẩm vẫn chưa bán hết (ví dụ chỗ trong một tour du lịch, phòng khách sạn vào một đêm cụ thể nào đó, chỗ ngồi trên một chuyến bay cụ thể)
Sưu tầm

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Trang phục, trang điểm và 5 tư thế chuẩn mực của hướng dẫn viên du lịch

Bất cứ 1 người làm dịch vụ du lịch nào cũng phải ăn mặc gọn gàng, phù hợp với công việc đòi hỏi, nhưng nhân viên phục vụ bàn và nhân viên đón tiếp trong các khách sạn, các đại lý du lịch và hướng dẫn viên là những người trực tiếp phục vụ, gặp gỡ với khách du lịch cần phải có trang phục chuẩn mực nhất. Trang phục có thể là đồng phục cơ quan, theo thời tiết hay theo loại hình du lịch. Khi thực hiện hướng dẫn cho khách theo loại hình du lịch thể thao, du lịch leo núi mạo hiểm thì hướng dẫn viên cần có trang phục gọn, thuận tiện. Nhưng khi thực hiện hướng dẫn theo loại hình du lịch lễ hội, tâm linh cần phải có trang phục trang trọng, lịch sự.

Nhìn chung, hướng dẫn viên cần có trang phục vừa hiện đại, phù hợp, vừa thể hiện bản sắc dân tộc của mình, đồng thời thể hiện sự tôn trọng với khách du lịch, gây được thiện cảm với khách du lịch.
Một hướng dẫn viên thạo nghề sẽ chú ý đến tâm lý, tập quán ăn mặc của khách du lịch ở các quốc gia, các vùng khác nhau, khách từ các nước: Thụy Sỹ, Pháp, Hà Lan, Italia, Thái Lan rất coi trọng trang phục.

Giày dép của hướng dẫn viên khi hành nghề phải tốt để có ma sát chống trơn, luôn được lau chùi sạch sẽ.Trong các lần di chuyển trên thang máy, đi dự tiệc tối hay các bữa tiệc có tính chất long trọng, hướng dẫn viên cần chú ý kỹ hơn đến trang phục. Màu sắc của quần áo, váy cần màu tao nhã. Hiện nay ở nhiều hãng du lịch, hướng dẫn viên du lịch có xu hướng sử dụng váy màu đậm, quần áo màu sáng.

Có trang phục gọn đẹp, hướng dẫn viên cần khuyến khích khách ăn mặc cho phù hợp với loại hình du lịch và lộ trình tham quan (khi leo núi, xuyên rừng hay dự các buổi lễ hội ở những nơi tôn nghiêm,…) phù hợp với thời tiết, khí hậu trong thời gian diễn ra chuyến du lịch.

Về nguyên tắc, hướng dẫn viên du lịch cần trang điểm và biết trang điểm cho đẹp, lịch sự nhưng cần phù hợp với gương mặt, hình thể, màu da của mình. Hướng dẫn viên cần có kiểu tóc, độ dài tóc hợp lý và chải tóc gọn gàng, sạch sẽ, móng tay, móng chân cần được giữ gìn. Cần giữ gìn cơ thể sạch sẽ, hơi thở thơm tho, mùi thơm của cây cỏ tự nhiên được ưa chuộng hơn là nước hoa, nói chung nên tránh sử dụng nước hoa khi không cần thiết hoặc chỉ cần dùng các loại nước hoa nhẹ mùi đề phòng những trường hợp khách dị ứng với nước hoa.

Trang phục và trang điểm của hướng dẫn viên là yêu cầu nghiệp vụ nhằm làm cho khách có thiện cảm, hòa đồng, tôn trọng và tín nhiệm hướng dẫn viên. Các tư thế của hướng dẫn viên đòi hỏi phù hợp với loại hình du lịch, phương tiện di chuyển địa hình có đối tượng tham quan. Những yêu cầu chung với hướng dẫn viên về các tư thế là:
  1. Tư thế phải tự nhiên khi ở trước khách du lịch và ngẩng đầu vừa phải, ngay ngắn, tỏ rõ sự lịch thiệp, trang trọng và thân tình.
  2. Khi di chuyển không vội vàng hấp tấp hay rề rà, chậm chạp và không chạy không nhảy chân sáo, cần chú ý tới các vật cản, vướng trên đường di chuyển.
  3. Thế đứng luôn cân bằng, trọng lượng phân bố đều trên 2 chân, lưng thẳng, tay tự nhiên (ngay cả khi cầm micro).
  4. Không cho tay vào túi áo, túi quần, không dựa vào tường, cây vào các vật khác nhau khi đang thuyết trình ở mặt đất
  5. Cần đứng hay ngồi ở vị trí để khách có thể nghe và thấy rõ hướng dẫn viên nhưng không che lấp đối tượng cần quan sát, chỉ dẫn và không gây cản trở cho người qua lại.
Trong những hoàn cảnh khác nhau như kiểm tra sự bảo đảm của chất lượng, số lượng của các dịch vụ du lịch theo hợp đồng, giải quyết các tình huống phát sinh, thư giãn, mua sắm giúp khách, hướng dẫn viên có thể có các tư thế tương đối thoải mái hơn, nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không làm mất lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc, vi phạm đạo đức nghề nghiệp và thiếu tôn trọng hay xúc phạm khách.

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Khả năng ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp của hướng dẫn viên

Dù có phương tiện kỹ thuật nhưng hướng dẫn viên vẫn phải sử dụng ngôn ngữ của mình là chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, hướng dẫn viên phải luyện cách phát âm 1 cách chính xác và phải điều tiết âm lượng 1 cách nhịp nhàng. Từng từ ngữ được sử dụng phải dễ hiểu, dễ nhớ với giọng nói của riêng mình có sức truyền cảm cuốn hút khách du lịch, gây ấn tượng mạnh với khách.

Giọng nói của hướng dẫn viên không căng thẳng hay ấp úng, nhát gừng mà phải tự tin, thoải mái, những từ đa nghĩa, tối nghĩa cần tránh sử dụng và không dùng những câu nói vắn tắt. Thông thường hướng dẫn viên cần sử dụng các câu đơn giản và ngắn gọn nhưng đủ thông tin.

Những từ dùng trong các câu cảm thán hay từ đệm cần hạn chế sử dụng trong ngôn ngữ hướng dẫn như các từ: kinh tởm, khủng khiếp, ghê rợn, tuyệt với,…nếu dùng thường xuyên đến mức lạm dụng hay không đúng ngữ cảnh sẽ gây cho khách cảm giác bị cường điệu hóa hay hụt hẫng sau đó, việc hò hét, kêu la trong hướng dẫn cần hết sức tránh.

Hướng dẫn viên cần luyện giọng nói chuẩn và cố gắng tránh dùng các ngữ điệu địa phương ít có tính phổ cập. Khi sử dụng ngoại ngữ cần tránh dùng những từ ngữ mà hướng dẫn viên không rõ nghĩa và nên dùng các câu ngắn gọn, súc tích. Cần chú ý tới việc sử dụng các thì, các thức và các danh từ, động từ, tính từ 1 cách chính xác để biểu đạt đúng thông tin tới khách , Hướng dẫn viên cũng không sử dụng các từ đệm thường xuyên hoặc những từ được dùng để lấp chỗ trống như “OK”, “as you know”, “actually”.

Hiện nay hướng dẫn viên còn sử dụng micro hay 1 số phương tiện khuyến âm khác cần phải chú ý cách cầm micro 1 cách chắc chắn và tự nhiên, không xòe ngón tay, không nắm 2 tay, không buông lơi, cần phải nói chậm hơn bình thường 1 chút và điều chỉnh độ lớn của âm thanh cho vừa âm lượng với khách và luôn luôn hướng micro theo hướng quay của hướng dẫn viên để tránh mất tiếng hay nhỏ tiếng, không dùng loại micro có tiếng vang như dùng biểu diễn văn nghệ và không ho, hắt hơi hay hít thờ vào micro để khách nghe thấy.
Cùng với kỹ thuật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, hướng dẫn viên phải hiểu và ứng xử với khách du lịch theo đúng các quy tắc và nghệ thuật giao tiếp. Các quy tắc và nghệ thuật này được thể hiện đầy đủ và chi tiết ở môn khoa học giao tiếp, có sự liên quan chặt chẽ với môn tâm lý khách du lịch. Trong mọi trường hợp, hướng dẫn viên cần phải có thái độ ứng xử như sau:
  • Cần chủ động chào hỏi khách du lịch và những người liên quan trước trong tư thế hướng dẫn viên là người chủ
  • Thận trọng và chính xác, lịch thiệp khi xưng hô với khách có lứa tuổi, giới tính, cương vị xã hội (hoặc tôn giáo) khác nhau, nhất là khi sử dụng đại từ nhân xưng.
  • Tỏ rõ sự quan tâm tới tất cả thành viên trong đoàn khách, không quá thiên vị hay quá chú ý, quá thờ ơ với 1 ai.
  • Cần nắm vững nghi thức giao tiếp với khách du lịch từ các dân tộc, quốc gia khác nhau (chẳng hạn: không bắt tay khách du lịch nước Anh khi mới gặp lần đầu, cách chào trịnh trọng, cầu kỳ, lịch sự của người Nhật, người Mỹ, người Đức, người Pháp, người Trung Quốc,..)
  • Cần nhìn thẳng vào mắt người khách trực tiếp nói chuyện với mình, trong trường hợp tiếp chuyện 1 đoàn khách thì nên nhìn thẳng vào từng người trong chốc lát và có thể dừng lâu hơn ở trưởng đoàn
  • Khi tham gia giải trí, thư giãn với khách cần xin phép khách 1 cách lịch sự nếu muốn hút thuốc, hướng dẫn viên không hút thuốc, không nhai kẹo cao su khi đang thuyết minh, hướng dẫn cho khách.
  • Không làm những động tác gây phản ứng không cần thiết từ khách hoặc những động tác bị coi là thiếu tế nhị, thiếu lịch sự (búng ngón tay, bẻ ngón tay, ngáp hay xỉa răng lộ liễu,..)
  • Cần hướng dẫn khách cách ăn uống 1 số món ăn dân tộc của địa phương và cần nắm vững các nghi thức ăn uống khi dự tiệc cùng khách (các nghi thức này cần phải học và ứng xử thành thạo)
  • Các cử chỉ cần được sử dụng chính xác và không lạm dùng trong những tình huống cụ thể, chẳng hạn cử chỉ đó làm tăng sự chú ý của khách cùng với lời thuyết minh, làm vấn đề dễ hiểu hơn, dễ tiếp thu hơn, tư thế luôn tự nhiên, thoải mái, tự tin, các cử chỉ phối hợp nhịp nhàng.
  • Cần sẵn sàng “cảm ơn”, “xin lỗi” khi gặp những trường hợp cụ thể, luôn giữ nét mặt tươi tắn với nụ cười trên môi, những câu chuyện vui, hài hước không lạc lõng với khung cảnh và phải vô hại.

Khả năng ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp là yêu cầu nghiệp vụ và là 1 nghệ thuật nên hướng dẫn viên cần phải học hỏi rèn luyện thường xuyên trong công việc, cùng với thời gian lao động nghề nghiệp sẽ làm cho hướng dẫn viên nhuần nhuyễn hơn, lời nói, điệu bộ, cử chỉ vừa chính xác vừa tự nhiên của hướng dẫn viên sẽ chiếm cảm tình của khách.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Đức tính chân thành, lịch sự, tế nhị của người hướng dẫn du lịch

Một đức tính khác cũng đòi hỏi hướng dẫn viên du lịch phải có là tính chân thực, lịch sự, tế nhị. Đức tính này đòi hỏi hướng dẫn viên trong mọi cử chỉ, lời nói, trong các hoạt động hướng dẫn du lịch đều phải coi trọng khách bằng những thông tin chính xác bằng sự ân cần, bằng những ứng xử có văn hóa được rèn luyện, được giáo dục một cách nề nếp. Tính giả dối rất khó che đậy trước khách du lịch và khi đã bộc lộ sẽ gây những hậu quả xấu cho hoạt động hướng dẫn, ít nhất là sự thiếu tin tưởng của khách vào hướng dẫn viên.

Lịch sự và tế nhị là đức tính chung của những người tiếp xúc với khách. Trong hoạt động hướng dẫn du lịch được thể hiện ngay từ khi bắt đầu cuộc gặp gỡ cho đến khi kết thúc tour. Trong những lần hướng dẫn du lịch, hướng dẫn viên sẽ gặp phải những tình huống mà khách có những lời nói, hành động gây bối rối hay khó xử, tính tế nhị của hướng dẫn viên là rất cần thiết, đức tính này xuất phát từ lòng tự trọng và ý thức tôn trọng khách của hướng dẫn viên.

Hướng dẫn viên không được xúc phạm khách, không được tỏ thái độ yêu ghét đối với các thành viên trong đoàn khách. Nhưng hướng dẫn viên cũng phải biết tự trọng, không vì bất cứ lý do gì hạ thấp nhân cách, phẩm giá của mình để khách du lịch xem thường. Bởi vì hướng dẫn viên còn là người đại diện cho ngành, cho dân tộc, quốc gia. Lịch sự, tế nhị, chân thành là những đức tính cơ bản của hướng dẫn viên du lịch. Bên cạnh đó, sự lạc quan, vui vẻ cũng tạo nên khả năng đạt hiệu quả cao trong hoạt động nghề nghiệp của hướng dẫn viên. Nhìn chung, khách du lịch muốn sử dụng thời gian rảnh rỗi, tiền bạc vào mục đích giải trí, nghỉ dưỡng kết hợp công vụ, tìm hiểu văn hóa, thay đổi môi trường sinh thái,…nên rất cần sự vui vẻ, dí dỏm và đôi chút hài hước của hướng dẫn viên.

Nụ cười tươi tắn, ánh mắt hân hoan, những lời nói gợi niềm hy vọng, hướng thiện, động viên của hướng dẫn viên đều làm ấm lòng khách du lịch, góp phần tăng hiệu quả, gây ấn tượng tốt cho du khách. Điều cần thiết là đức tính lạc quan ấy phải được thể hiện 1 cách khéo léo và tự nhiên. Mặt khác, những ý tưởng của hướng dẫn viên không phải lúc nào cũng được bộc lộ. Một câu chuyện vui, một câu ví von gây cười,..phải ăn nhập với bối cảnh của hoạt động hướng dẫn và phải vô hại, ví dụ: điều đó không vô tình hay cố ý xúc phạm tới bất kỳ thành viên nào trong đoàn.

Sự kết hợp nhuần nhuyễn các đức tính và phong cách cần có là những đảm bảo cho hướng dẫn viên thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du lịch thành công. Tất nhiên, yêu cầu kiến thức và các yêu cầu khác cũng rất cần thiết.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Sự chín chắn và tính kế hoạch của người hướng dẫn viên

Ngoài kiến thức vững vàng với phong cách được rèn luyện thành thạo trong nghiệp vụ, hướng dẫn viên du lịch còn cần có những đức tính mà thiếu các đức tính ấy thì hiệu quả lao động nghề nghiệp sẽ bị hạn chế nhiều.

Đức tính đầu tiên mà hướng dẫn viên du lịch cần có là sự chín chắn và tính kế hoạch. Tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt cùng với đức tính này tạo cho hướng dẫn viên có được niềm tin mến cao từ phía khách và đây cũng là đức tính cần thiết. Chắc chắn, thận trọng trước các quyết định, các biện pháp cần giải quyết trong các tình huống cũng như trong toàn bộ hoạt động của hướng dẫn viên du lịch chính là chìa khóa cho nghề nghiệp của hướng dẫn viên.

Đức tính này thể hiện trong ngôn ngữ, cử chỉ, trong các ý kiến phân tích đánh giá về giá trị tài nguyên du lịch, về đất nước con người, về quan hệ quốc tế mà hướng dẫn viên đưa ra, đức tính này thể hiện trong việc đón khách, kiểm tra các dịch vụ phục vụ khách theo thỏa thuận và giúp đỡ khách, trả lời các câu hỏi của khách nhất là các câu hỏi ngoài nội dung tham quan du lịch.

Tính kế hoạch đặc biệt cần thiết với hướng dẫn viên để tạo sự chính xác ở đoàn khách và bảo đảm cho hợp đồng được thực hiện đầy đủ đến từng chi tiết, tạo ra sự kính trọng, tôn trọng của khách đối với hướng dẫn viên.

Tính kế hoạch cũng giúp cho các cơ sở dịch vụ du lịch phục vụ khách theo hợp đồng thuận lợi, đồng thời hướng dẫn viên có điều kiện bổ sung những khiếm khuyết, những thiếu hụt vì nhiều lý do trong quá trình hướng dẫn du lịch, vả lại, chín chắn và kế hoạch là sự bảo đảm cả về pháp lý (giấy tờ cam kết) cả về khả năng truyền đạt kiến thức của hướng dẫn viên để họ có được sự “nhàn hạ” “thư thái” nhất định