Hoạt động hướng dẫn du lịch gồm 1 số mặt công tác, hướng dẫn viên vừa đảm nhiệm vừa mang lại hiệu quả nhiều hay ít tùy thuộc rất lớn vào hoạt động của hướng dẫn viên du lịch do nghề hướng dẫn du lịch thể hiện sự chuyên biệt hóa cao trong tất cả các hoạt động trong ngành du lịch nói chung.
Với yêu cầu nghiệp vụ riêng biệt, có rất nhiều quan niệm khác nhau về nghề hướng dẫn du lịch, những quan niệm này bắt nguồn từ hiện tượng không đầy đủ, hình thức của hoạt động du lịch mà người hướng dẫn thực hiện.
- Một số quan niệm cho rằng người hướng dẫn cần phải có ngoại ngữ tốt để làm nhiệm vụ của người phiên dịch của du khách nước ngoài và hướng dẫn viên được ví như nhà ngoại giao.
- Một số khác lại cho rằng hướng dẫn viên phải là người có tài ăn nói, lanh lợi để có thể trình bày mà không cần cầm giấy tờ gì trước mặt du khách.
- Quan niệm nghề nghiệp khá phổ biến từ những người ngoài cuộc: hướng dẫn viên phải có ngoại hình ưa nhìn, xinh đẹp mới thu hút được sự chú ý của du khách,..
Những quan niệm này không hoàn toàn sai vì vẫn đúng ở 1 số khía cạnh nhất định nhưng nếu xét toàn diện thì không đúng, cả về nội dung công việc lẫn yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp. Quan niệm về sự nhàn rỗi so với những nghề khác trong xã hội thì thật sự không đúng đối với nghề hướng dẫn viên du lịch.
Thực chất, hướng dẫn viên là người được trả tiền cao để thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn cho du khách, càng vất vả, mạo hiểm, càng dài ngày bao lâu thì thù lao càng nhiều. Ngoài tiền công, hướng dẫn viên còn có cơ hội nhận được các khoản tiền "tip" từ du khách nếu hướng dẫn viên hoàn thành tốt công việc và làm du khách thật sự hài lòng.
Hướng dẫn viên là người được đi ngao du nhiều nơi, là người luôn được nhiều đối tượng khách hàng chú ý, trở thành trung tâm của các chuyến du lịch, ngoài ra, hướng dẫn viên còn là người có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực đòi hỏi nhiều tác phong nghề nghiệp, tạo sự năng động trong quá trình "diễn xuất" trước du khách.
Mặt khác, do đặc điểm nghề nghiệp và tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn viên có nhiều cơ hội để hoàn thiện cả về tri thức lẫn nhân cách. Tuy nhiên, nghề hướng dẫn du lịch cũng như bao ngành khác, đều có những khó khăn, trở ngại nhất định:
- Do đi nhiều, tiếp xúc nhiều nên HDV phải luôn biết cảm thông và chia sẻ, quan trọng là nhận được sự cảm thông từ phía gia đình, người thân, bè bạn.
- Hướng dẫn viên đôi khi có những chuyến đi dài ngày mà không được báo trước: thời gian, địa điểm không cố định. Vì vậy, đa số những người ngoài nghề không thể chấp nhận được bản chất nghề nghiệp như thế này.
Từ những ưu, nhược điểm của ngành du lịch nói chung và nghề hướng dẫn viên nói riêng, các hướng dẫn viên hiện tại cần biết dung hòa mọi việc để các mối quan hệ gia đình, xã hội không xảy ra mâu thuẫn. Đối với các hướng dẫn viên tương lai, phải chuẩn bị tinh thần thật tốt để giải quyết những xung đột không đáng có, tìm cách hình thành mối quan hệ tốt hơn và suy nghĩ thật kỹ để đi đến quyết định cuối cùng là mình có thích hợp và thật lòng muốn theo đuổi nghề hướng dẫn du lịch hay không?
Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013
Home »
Những khái niệm cơ bản
» Quan niệm về nghề hướng dẫn du lịch
Cảm ơn những chia sẻ rất hay của admin. Các bạn đang có ý định đi du lịch mà muốn tiết kiệm chi phí tối đa thì tham khảo thông tin vé máy bay khuyến mãi của Vietnam airlines khuyen mai và Vietjet air khuyen mai nhé
Trả lờiXóa