Ở
Việt Nam, đi du lịch cũng là nhu cầu
từ xa xưa, các thế hệ người Việt cũng đã có những chuyến du lịch nổi danh trong lịch sử. Khách du lịch chủ yếu thuộc các tầng lớp thương gia, nhà khoa học,
nhà tu hành,….Ngoài ra, khách du lịch
nước ngoài cũng có những chuyến lữ hành đến Việt Nam. Tuy nhiên, tuổi đời
của ngành du lịch Việt Nam hiện nay
chưa cao và đã trải qua biết bao thăng trầm sau đó từng bước trưởng thành.
Trong
thời kỳ đổi mới, du lịch Việt Nam
cũng có những đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của quốc gia. Định hướng sắp
tới, du lịch được xem là 1 trong những ngành có tầm quan trọng và ý nghĩa to
lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Việt Nam vốn giàu tài nguyên du lịch và đang từng bước
khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên ấy. Các loại hình du lịch văn hóa, du
lịch sinh thái được xác định là quan trọng nhất trong sự phát triển du lịch Việt Nam do các loại
hình du lịch này đang được nhiều du khách quan tâm.
Các
chính sách được đề ra nhằm phát triển du lịch Việt Nam là triển khai thực hiện
quy hoạch tổng thể tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước , bên cạnh đó,
xây dựng các điểm du lịch hấp dẫn về
văn hóa, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh.
Việt
Nam hiện đang huy động nguồn nhân lực của nhân dân tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng cơ
sở hạ tầng ở những khu du lịch tập trung
và các trung tâm lớn.
Ngoài
ra, chính sách nâng cao trình độ văn hóa và chất lượng dịch vụ đối với các loại
khách khác nhau cũng được Việt Nam đặc biệt quan tâm song song với đẩy mạnh vốn
đầu tư trong nước, cải tạo nâng cấp, liên doanh với nước ngoài vào các loại
hình khách sạn và các khu du lịch.
Các
chính sách và định hướng thiết thực của Việt Nam cho thấy du lịch quốc gia đang
chuyển mình, đón kịp xu thế quốc tế và sự phát triển chung của đất nước, nên
việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch đang là yêu cầu khách quan, kể cả
việc trang bị kiến thức về nghiệp vụ
hướng dẫn du lịch cũng hết sức quan trọng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét