Cảnh đẹp thế giới

Là 1 hướng dẫn viên, chúng ta phải tận tâm với nghề.

Cảnh đẹp thế giới

Hướng dẫn viên du lịch cần có những tác phong, chuẩn mực nhất định, đó là cả 1 quá trình luyện rèn

Cảnh đẹp thế giới

Khả năng ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp tốt là những tố chất không thể thiếu của 1 hướng dẫn viên.

Cảnh đẹp thế giới

Sự chính chắn và tính kế hoạch là nhân tố quyết định thành công của người hướng dẫn du lịch.

Cảnh đẹp thế giới

Nghề hướng dẫn viên có những đặc điểm lao động tiêu biểu, đòi hỏi phải được hình thành và hoàn thiện trong suốt thời gian hoạt động của hướng dẫn viên và không áp đặt theo 1 khuôn khổ nhất định.

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Lễ hội Giao lưu Văn hóa, ẩm thực Việt- Nhật 2015 tại Đà Nẵng


Từ ngày 28-30/8, tại thành phố Đà Nẵng sẽ diễn ra Lễ hội Giao lưu Văn hóa, ẩm thực Việt- Nhật 2015.
Lễ hội giao lưu văn hóa - ẩm thực Việt Nhật


Sẽ có nhiều sự kiện diễn ra từ ngày 28-30/8 tại khu vực Công viên Trung tâm hành chính của thành phố Đà Nẵng như: Triển lãm các gian hàng (khoảng 60 gian hàng) văn hóa với những hoạt động đậm chất Nhật Bản như giúp du khách trải nghiệm mặc thử Yukata, cuộc thi Cosplay, vẽ mặt nạ phong cách Manga, gấp giấy Origami và tham gia các trò chơi Việt - Nhật đặc sắc…

Khu vực thông tin Việt - Nhật với những thông tin phong phú về giới thiệu về du lịch, đầu tư, tuyển dụng từ Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Đà Nẵng. Khu vực ẩm thực với những món ăn Việt- Nhật, đặc biệt du khách sẽ được trực tiếp nếm thử các đặc sản Nhật Bản như: Udon, Chanpon, Ramen, cá tươi, bánh Kasutera và Wagyu - thịt bò Nhật từ các gian hàng của chính vùng đất Nagasaki, Nhật Bản…
Cùng với các gian hàng triển lãm, trong 3 đêm (28,29 và 30/8) sẽ diễn ra Chương trình biểu diễn nghệ thuật của 2 nước. Chương trình được kỳ vọng là điểm nhấn sống động nhất và tạo môi trường giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa các bạn Việt Nam và Nhật Bản, qua đó góp phần tăng cường và thắt chặt tình cảm hữu nghị hai bên cũng như thu hút du khách đến với Lễ hội.
Được biết, đến chiều 10/8, đã có 13 đoàn từ Nhật Bản đăng ký tham gia Lễ hội trong đó, có 04 đoàn địa phương Nhật Bản gồm: thành phố Mitsuke với đoàn nghệ thuật Thư pháp và múa Soranbushi; thành phố Sakai với đoàn nghệ thuật Trà đạo; thành phố Otawara với đoàn nhạc công hòa tấu và đoàn chính quyền tỉnh Nagasaki do ngài Thống đốc tỉnh này làm Trưởng đoàn đã xác nhận có mặt tại chương trình.
Bên cạnh đó, sẽ có 09 cá nhân và tổ chức khác như: Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại tỉnh Nagasaki do Hạ nghị sĩ Tomioka, Chủ tịch Hội là Trưởng đoàn; tổ chức JNTO thuộc Đại học tỉnh Nagasaki; các doanh nghiệp tỉnh Nagsaki, các thư pháp gia, vận động viên kiếm đạo Nhật Bản, Võ sĩ Đô vật, Ninja của Công viên văn hóa Edo Wonderland cùng một số ca sĩ từ Nhật Bản… đã đăng ký tham gia Lễ hội.
Nguồn: Internet

Chuyên gia Liên bang Nga giúp bảo tồn, phục chế quần thể tháp Chăm

Vừa qua, đoàn chuyên gia của Liên bang Nga đã có mặt tại Quảng Nam để công bố một số giải pháp công nghệ cao giúp bảo tồn, phục chế quần thể tháp Chăm tại Mỹ Sơn. 


Quần thể tháp Chăm
Theo đó, những giải pháp công nghệ cao này là kết quả nghiên cứu ban đầu từ các trường Đại học và Viện nghiên cứu ở thủ đô Moscow và thành phố Saint Petersburg, Liên bang Nga. Năm 2014, các mẫu gạch của tháp Chăm đã được chuyển tới các phòng thí nghiệm khác nhau ởMoscow và Saint Petersburg. Tại đây, các chuyên gia Nga đã sử dụng tia Rơn-ghen bằng các phương pháp khác nhau để nghiên cứu cấu trúc, thành phần của gạch Mỹ Sơn, phân tích các loại khoáng chất và tỉ lệ của chúng trong thành phần gạch và đưa ra các giải pháp công nghệ để phục hồi và bảo tồn quần thể tháp Chăm.

Sau 8 tháng nghiên cứu và đưa ra phương pháp xử lý bằng hóa học đã cho ra kết quả: mẫu gạch của tháp Chăm được đánh số 10 không còn bị thấm nước như ở mẫu số 3. Những mẫu gạch đã qua xử lý bằng công nghệ cao sẽ được gắn lên đỉnh tháp E1 trong 1 năm để kiểm tra chất lượng.
Trong thời gian tới, các chuyên gia đến từ Nga cũng sẽ tiếp cận các kết quả nghiên cứu trước đây về tháp Chăm từ các chuyên gia Việt Nam, Nhật Bản và Italy để tiếp tục thử nghiệm những kết quả nghiên cứu từ các giải pháp công nghệ tiếp theo.
Được biết, hồi tháng 6 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với ĐH Năng lượng quốc gia Maskva tổ chức Hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ cao vào trong bảo tồn di tích Chăm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Qua các nghiên cứu, xét nghiệm mẫu vật từ khu đền tháp Mỹ Sơn, các nhà khoa học Nga đã có những kết luận quan trọng như vật liệu xây dựng đền có thể khác nhau về nguồn gốc, đặc tính của vật nung; sự nung gạch không đồng đều; trong việc sản xuất gạch có trộn lẫn cát và các mẫu thực vật; đất sét dùng như là nguồn nguyên liệu ban đầu cho sản xuất gạch, nhưng không được sử dụng để sản xuất các yếu tố xây dựng trong nghiên cứu; sự cần thiết phải bảo vệ các bề mặt gạch từ sự thâm nhập của các sinh vật sống bên trong và sự phá hủy bên ngoài.
Mỹ Sơn không chỉ là di sản của Việt Nam mà còn là di sản của toàn nhân loại, vì vậy việc nghiên cứu để bảo tồn, phục dựng quần thể này là rất quan trọng với mục tiêu chính là ngăn chặn sự tàn phá của ngoại lực vào quần thể; tìm hiểu, đề ra vật liệu để khôi phục hiện trạng ban đầu; bảo vệ di tích khỏi sự tàn phá. 
Nguồn: Internet