Cảnh đẹp thế giới

Là 1 hướng dẫn viên, chúng ta phải tận tâm với nghề.

Cảnh đẹp thế giới

Hướng dẫn viên du lịch cần có những tác phong, chuẩn mực nhất định, đó là cả 1 quá trình luyện rèn

Cảnh đẹp thế giới

Khả năng ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp tốt là những tố chất không thể thiếu của 1 hướng dẫn viên.

Cảnh đẹp thế giới

Sự chính chắn và tính kế hoạch là nhân tố quyết định thành công của người hướng dẫn du lịch.

Cảnh đẹp thế giới

Nghề hướng dẫn viên có những đặc điểm lao động tiêu biểu, đòi hỏi phải được hình thành và hoàn thiện trong suốt thời gian hoạt động của hướng dẫn viên và không áp đặt theo 1 khuôn khổ nhất định.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

5 phong cách không thể bỏ qua của một hướng dẫn viên du lịch

Ngoài những kiến thức cơ bản, hướng dẫn viên cần phải có những phong cách và đức tính nhất định, những phẩm chất này vừa mang tính nghề nghiệp vừa thể hiện phẩm chất cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của hướng dẫn viên.

1. Tháo vát

Hướng dẫn viên là người đại diện tổ chức kinh doanh du lịch để thực hiện hợp đồng với khách và hướng dẫn viên phải đảm nhiệm rất nhiều khâu trong suốt chuyến du lịch. Hướng dẫn viên phải là người tháo vát, nhanh nhẹn, linh hoạt và sáng tạo trong quá trình tác nghiệp, phải nhanh nhẹn trong việc đón khách, tiễn khách, kiểm tra và hướng dẫn du khách thực hiện các dịch vụ, như vậy mới có thể đảm bảo tiết kiệm tối đa thời gian chờ đợi của du khách, giảm sự phiền muộn và tạo cho du khách có cảm giác luôn hứng khởi khi tiếp xúc với hướng dẫn viên.

Nếu hướng dẫn viên tỏ ra chậm chạp, lề mề thì sẽ rất lúng túng khi thực hiện các nhu cầu của khác, thậm chí gây ảnh hưởng đến thao tác xử lý vấn đề rủi ro phát sinh. Nói tới tác phong nhanh nhẹn là nói tới các yêu cầu về thao tác, ứng xử, di chuyển của hướng dẫn viên như một đòi hỏi nghề nghiệp mà không cần phải vội vàng, hấp tấp trước mặt du khách.

2. Linh hoạt, sáng tạo

Sự linh hoạt và sáng tạo trong công việc cũng không kém phần quan trọng trong phong cách của hướng dẫn viên vì hướng dẫn viên tiếp xúc trực tiếp với du khách mà họ là những người đa dạng về tính cách, thái độ, lứa tuổi, sức khỏe, khả năng tài chính,…nên những vấn đề tiêu cực nảy sinh là chuyện không thể tránh khỏi.

Ngoài ra, đối với các tour du lịch dài ngày với đoàn khách đông hoặc các tour du lịch mạo hiểm với điều kiện thời tiết bất thường thì hướng dẫn viên phả dự trù được những tình huống xấu xảy ra để có hướng giải quyết nhanh chóng, chính xác, kịp thời, phải xử lý các tình huống 1 cách linh hoạt, sáng tạo mà không vi phạm pháp luật, hợp đồng, không làm ảnh hưởng đến chuyến du lịch của khách. Từ đó, tạo sự tin tưởng, yên tâm cho du khách để họ có thể thoải mái hoàn tất chuyến du lịch, tránh tổn thất ở mức tối thiểu cho cả đôi bên.

Một hướng dẫn viên giỏi chuyên môn, có kiến thức về chính trị, ngoại ngữ,..mà thiếu linh hoạt, sáng tạo trong những hoàn cảnh cụ thể thì sẽ hạn chế đạt hiệu quả tối đa. Vì vậy, ở 1 khía cạnh nào đó, tính linh hoạt cũng được xem là 1 loại kiến thức mà mỗi hướng dẫn viên nên học hỏi và rèn luyện thành thạo để đạt hiệu quả kinh doanh du lịch tối ưu.
Phong cách linh hoạt, sáng tạo có mối liên hệ chặt chẽ với các tác phong khác, chúng tác động và ảnh hưởng nhau dẫn đến hiệu quả du lịch cũng khác nhau, mức độ của các phong cách này không thể được định lượng cụ thể 1 cách máy móc nên hướng dẫn viên phải tự nâng cao ý thức học tập và rèn luyện những phẩm chất này.


3. Cởi mở, lịch thiệp

Bên cạnh đó, thái độ cởi mở, lịch thiệp trong giao tiếp là điều vô cùng quan trọng, tuyệt đối không tỏ thái độ lo lắng, cáu gát, hờ hững trước mặt du khách vì những thái độ bất cẩn này sẽ vô tình làm mất lòng tin, sự quý trọng của du khách đối với hướng dẫn viên. Tính cởi mở và lịch thiệp là yêu cầu chung có tính nguyên tắc đối với từng hướng dẫn viên.

Để có được các phong cách trên thì mỗi người hướng dẫn du lịch phải rèn luyện các động thái chuẩn xác khi tiếp xúc và hướng dẫn khách tham quan tại các địa điểm du lịch: chọn đúng tư thế đúng khi đứng, ngồi trên các phương tiện vận chuyển trong qua trình hướng dẫn du khách sao cho thích hợp, đặc biệt phải chú ý đến hướng nhìn của mắt mình, tránh nhìn sai hướng sẽ phân tán sự chú ý của khách và làm cho khách khó chịu, dễ hiểu lầm.

4. Thân mật, chỉnh chu khéo léo

Thông thường khi vừa chỉ dẫn vừa thuyết minh cho khách quan sát và lắng nghe, hướng dẫn viên nên chọn tư thế đứng thích hợp để có thể đưa mắt nhìn vào đối tượng tham quan 1 cách chính xác vừa nhìn vào đoàn khách để dễ quan sát những biểu cảm của khách để có ứng xử thích hợp. Hướng dẫn viên tránh nhìn vào chân khách, tránh nhìn chăm chú vào 1 người khách để những người khác không nghĩ rằng họ đang bị xúc phạm hoặc thiên vị, hãy dùng sức mạnh của ánh mắt, nụ cười để thể hiện sự ấm áp, thân mật , không suồng sã, không xa cách khó gần.

Các động thái như sửa kính, đội mũ, buộc giày cũng cần được hướng dẫn viên chú ý và thực hiện khéo léo, hướng dẫn viên phải xuống khỏi phương tiện vận chuyển trước tiên để có thể dẫn đường và giúp đỡ khách những lúc cần thiết và khi lên lại lên cuối cùng để tiện việc kiểm tra và đảm bảo sự an toàn cho du khách.

5. Điềm tĩnh

Với phong cách điềm tĩnh, hướng dẫn viên tránh được những quyết định thiếu chính xác và chưa tính hết khả năng giải quyết , các phong cách mà hướng dẫn viên có được là phương tiện hữu hiệu giúp nghề nghiệp thêm vững vàng, hoạt động thành thạo và hạn chế những điều đáng tiếc. Các phẩm chất của hướng dẫn viên do học tập, rèn luyện mà có được giúp hoàn thành tốt nhiệm vụ hướng dẫn du lịch mà còn giúp hướng dẫn viên biết phán đoán để đưa ra quyết định đúng đắn khi xảy ra những tình huống bất thường.

SĂN VÉ MÁY BAY GIÁ RẺ là 1 kỹ năng rất hữu ích dành cho các anh em hướng dẫn viên, đây sẽ là cơ hội để bạn có thể tự trải nghiệm riêng những chuyến du lịch ngoài giờ làm việc, có thể là mua được vé rẻ để người thân, bạn bè cùng bạn vi vu khắp chốn nhé!!

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Kiến thức cơ bản của một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp

Hướng dẫn viên du lịch có nhiệm vụ giới thiệu, bình luận và chỉ dẫn cho khách những đối tượng tham quan theo chương trình du lịch mà họ đã lựa chọn theo hợp đồng. Mặt khác, các loại hình du lịch không phải chỉ có 1, do đó, hướng dẫn viên phải có kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực về đời sống, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, nghệ thuật. Đó là khối kiến thức rộng lớn mà hướng dẫn viên cần có để thực hiện việc hướng dẫn du khách, bao gồm:

1. Kiến thức về địa lý, cảnh quan, lịch sử dân tộc, đất nước

Bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau của nền văn hóa, là những đặc trưng, bản sắc văn hóa dân tộc, những tương đồng và những khác biệt về văn hóa phương Đông, phương Tây, giữa các vùng văn hóa của 1 quốc gia, phong tục tập quán, lễ hội, kiến trúc, mỹ thuật, tôn giáo truyền thống và hiện đại, sân khấu, âm nhạc,… cùng với kiến thức về dân tộc học, đô thị học và các kiến thức về du lịch học.

2. Kiến thức kinh tế


Hướng dẫn viên phải có kiến thức về quá trình phát triển kinh tế của quốc gia, vùng địa phương có các điểm du lịch khác nhau với những biến đổi của kinh tế, xã hội trong phạm vi cả nước cũng như ở các địa phương này.

Hướng dẫn viên còn phải hiểu biết về nghiệp vụ cụ thể với các thao tác có tính nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh và quản lý kinh tế. Nguồn kiến thức này giúp hướng dẫn viên dễ dàng trong việc hướng dẫn và thực hiện các hợp đồng, các chế định về chi phí, thanh toán, tín dụng,..thuận lợi, chính xác vì lợi ích của tất cả những bên có liên quan và phù hợp với quy định pháp luật.

3. Kiến thức chính trị


Đây là kiến thức bắt buộc 1 hướng dẫn viên phải có vì khách du lịch vốn có cơ cấu rất đa dạng về dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp, lứa tuổi, quan điểm chính trị,…Hướng dẫn viên thực hiện nghề nghiệp của mình phải làm vừa lòng các đối tượng này theo thỏa thuận.
Vì lý do an ninh du lịch, hướng dẫn viên phải có bản lĩnh chính trị, lòng yêu nghề, tự tôn dân tộc mà còn phải nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là đường lối đối ngoại.
Những hiểu biết về chính trị trong nước và quốc tế sẽ giúp hướng dẫn viên tránh được những tình huống khó xử khi gặp phải du khách có ý xấu muốn lợi dung, lôi kéo hướng dẫn viên vào các hoạt động xấu.

Nguyên tắc chung vẫn là tế nhị, khéo léo khi đề cập đến các vấn đề chính trị, nếu không sẽ gây ra những hiểu lầm sai lệch cho du khách, phải tỏ thái độ rõ ràng, dứt khoát để bảo vệ danh dự, lợi ích quốc gia nhưng vẫn có cách làm hài lòng khách du lịch.
Để được như vậy, hướng dẫn viên phải luôn không ngừng học hỏi qua sách báo, các nghị quyết, báo cáo chính trị,…theo dõi sát các biến động chính trị trong nước và quốc tế, tránh lạc hậu với các biến cố chính trị đang xảy ra.

4. Kiến thức về luật pháp, ngoại giao, y tế, tập quán địa phương


Những kiến thức này không thể có được khi mới hành nghề trong thời gian ngắn mà phải trải qua quá trình tích lũy, khối lượng kiến thức của hướng dẫn viên tùy thuộc vào quá trình học hỏi và khả năng, điều kiện lao động của từng người.
Những kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sẽ là những điều kiện quan trọng nhất đối với lao động nghề nghiệp của nghề hướng dẫn du lịch, hướng dẫn viên giỏi là nhân tố chủ yếu để hoạt động  hướng dẫn du lịch được thực hiện có kết quả tốt đẹp.

5. Kiến thức ngoại ngữ

Đây là điều kiện đầu tiên đối với các hướng dẫn viên quốc tế, kiến thức ngoại ngữ tốt giúp các hướng dẫn viên giao tiếp thuận lợi mà còn là phương tiện để học hỏi, đọc tài liệu, kiểm tra văn bản liên quan đến hoạt động du lịch. Không có khả năng giao tiếp ngoại ngữ, hướng dẫn viên không thể truyền đạt những kiến thức về du lịch cho du khách theo yêu cầu, dẫn tới làm hỏng nội dung và nghiệp vụ hướng dẫn du lịch.
Đối với các hướng dẫn viên quốc tế, phải thông thạo ít nhất 1 ngoại ngữ và có kiến thức cơ bản về 1 ngoại ngữ bổ sung, với hướng dẫn viên Việt Nam thì thường sử dụng các ngoại ngữ: tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc.

Kết luận

Nghề hướng dẫn thật sự không nhàn rỗi, không dễ dàng như nhiều người đã nghĩ, kiến thức của hướng dẫn viên phải vừa sâu rộng đủ mức vừa phải chuyên sâu đúng mảng. Có những hướng dẫn viên các việc chỉ dẫn, giới thiệu cho du khách theo các tour chuyên đề, tuy nhiên để thuận lợi cho việc giới thiệu, thuyết minh thì hướng dẫn viên phải luôn tích lũy và bổ sung nguồn kiến thức cần thiết.